Giày thể thao là món đồ không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Nhưng đối với những bạn có nhu cầu vận động cao, mang giày thể thao trong thời gian lâu thường dễ bị phồng rộp ở chân. Dưới đây là một số mẹo khắc phục tình trạng giày thể thao bị phồng chân mà antuongthethao.com sẽ giới thiệu với các bạn.1. Nguyên nhân mang giày thể thao bị phồng chân
- Mang một đôi giày quá cứng: Việc mang một đôi giày quá cứng hay giày làm từ chất liệu kém chất lượng có thể dẫn đến tình trạng phồng rộp.
- Ma sát liên tục: Việc hoạt động liên tục trong một quãng đường dài như chạy bộ, chơi thể thao, tham gia hoạt động ngoài trời,… cũng có thể khiến đôi chân của bạn chịu một lực ma sát mạnh và dẫn đến tình trạng phồng rộp.
- Không sử dụng tất: Việc không có tất để bảo vệ chân khỏi sự cọ xát với giày cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị phồng rộp nhanh hơn.
2. Cách khắc phục tình trạng phồng da khi đeo giày thể thaoTrường hợp chỗ phồng rộp nhỏ
Trong trường hợp bị thương nhẹ và diện tích vết thương không quá rộng thì bạn không nên dùng kim hay vật nhọn để chọc vào vết thương. Đồng thời, bạn cần rửa vùng da quanh vết phồng rộp bằng nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn. Sau đó để vết thương lành tự nhiên, hạn chế cọ sát thêm.
Trong trường hợp vết phồng sưng to, gây đau nhức
Trong trường hợp vết thương ở diện rộng, sưng to gây ra tình trạng khó chịu, đau nhức thì cần chọc bỏ phần nước rộp đi và tuân thủ theo các bước như dưới đây.
Chọc bỏ phần nước rộp
Trước khi chọc bỏ phần nước rộp cần sát khuẩn kim kỹ lưỡng, có thể bằng nước sát khuẩn hoặc nước sôi. Sau đó dùng kim đâm vào phần sưng phồng để dịch chảy ra hết. Bạn có thể sử dụng kim y tế mua tại hiệu thuốc.
Khử trùng vết thương
Sau khi loại bỏ dịch ra khỏi vết thương bạn cần khử trùng để giúp vết thương tránh nhiễm khuẩn. Đồng thời, bạn có thể sử dụng thêm các loại kem liền sẹo, kem kháng sinh giúp vết thương mau lành.
Khi bôi sát khuẩn lên vết thương có thể khiến vết thương bị đau nhức khó chịu nhưng sẽ dịu đi về sau do sát khuẩn đang giúp loại bỏ các vi khuẩn có trong vết thương.
Băng vết thương
Bạn nên giữ vệ sinh cho vết phồng rộp để tránh nhiễm trùng bằng băng gạt khi bạn đi ra ngoài. Tuy nhiên nếu ở trong môi trường sạch sẽ hoặc ở trong nhà thì bạn nên bỏ lớp băng dính bên ngoài để vết thương khô thoáng dễ lành hơn.
Giữ vệ sinh cho vết phồng rộp để tránh nhiễm trùng
Cần đảm bảo tuyệt đối giữ vết thương ở tình trạng sạch sẽ, khô thoáng để có thể lành nhanh chóng. Đặc biệt là hạn chế tiếp xúc với nước để tránh bị nặng hơn, lâu khỏi hơn. Trong trường hợp cần tiếp xúc với nước thì tránh chỗ vết thương hoặc sử dụng băng gạc để che chắn.
3. Mẹo phòng tránh tình trạng phồng chân khi mang giày thể thao
Để tránh tình trạng mang giày thể thao bị phồng chân dẫn đến hậu quả không đáng có thì cần phải lưu tâm một số điều sau vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Chọn mua giày có chất liệu tốt
Cách đầu tiên và tốt nhất là lưu ý lựa chọn các loại giày thể thao có chất lượng tốt. Một đôi giày tốt có thể khiến chúng ta đi xa đặc biệt là trên một quãng đường dài.
Đôi giày tốt là đôi giày có chất liệu mềm mại, đường may chắc chắn, khi xỏ vào chân sẽ đem lại sự thoải mái, dễ di chuyển.
Giày Chạy Bộ Nam Adidas ULTRABOOST S.RDY TYO FX0031
Chọn giày có kích cỡ phù hợp
Một đôi giày phù hợp phải là một đôi giày có kích cỡ vừa vặn với form bàn chân bạn. Không nên chọn đôi giày quá rộng hoặc quá chật sẽ dẫn đến tình trạng bị cọ xát phồng rộp hoặc khó di chuyển.
Bạn nên đi thử giày vào buổi chiều vì đây là thời điểm bàn chân đạt cỡ to nhất trong một ngày, khi đó kích cỡ sẽ phù hợp với cỡ chân khi chơi các hoạt động thể thao.
Giày Chạy Bộ Nữ Adidas Supernova+ GX2905
Mang miếng lót
Để hạn chế việc bị cọ vào giày dẫn đến tình trạng phồng chân thì nên mang thêm miếng lót để bảo vệ phần da mỏng ở chân. Phần lót giày êm cũng sẽ giúp bạn thoải mái trong quá trình di chuyển tránh đi đau chân.
Dùng băng cá nhân
Băng cá nhân là vật bất ly thân để tránh tình trạng phồng rộp do ma sát với giày. Đặc biệt băng cá nhân thường được dán vào sau gót chân – vị trí dễ tiếp xúc với giày và có thể gây ra phồng chân.
Dùng phấn rôm
Ngoài việc hút ẩm và khử mùi hôi thì phấn rôm còn có tác dụng hạn chế ma sát trong quá trình di chuyển. Điều này rất hữu ích với những ai thích đi phượt, leo núi, chạy bộ đường dài,…
Mang tất
Đây là phương pháp đơn giản nhất để tránh tình trạng cọ xát và tiếp xúc trực tiếp với giày. Cần lựa chọn các loại tất êm, chống trượt đặc biệt khi mang tất đi giày cũng khiến dễ đi và lựa chọn được kích cỡ phù hợp với chân hơn.
Bộ 3 Đôi Tất Cổ Thấp Adidas ESSENTIALS 3S DZ9383
Sử dụng lăn khử mùi hoặc Vaseline
Nếu chân của bạn có lớp biểu bì mỏng, dễ phồng rộp khi đi giày thì có thể sử dụng lăn khử mùi hoặc dưỡng thể Vaseline bôi vào gót chân trước khi đi. Điều này sẽ giúp hạn chế ma sát và tạo một lớp bảo vệ chân.
Để ý đường chỉ trên tất
Một số loại tất được thiết kế có đường chỉ may nằm dưới gót chân, trên mu bàn chân hoặc song song với ngón chân. Một vài trường hợp do đường chỉ này cọ xát dẫn đến tình trạng phồng rộp nên bạn cần kiểm tra vết phồng và đổi sang loại tất khác nếu không phù hợp.
Tránh dùng tất cotton khi di chuyển nhiều
Việc thoát ẩm ở chân khi mang giày là điều khá quan trọng vì khi chân ẩm dễ tăng khả năng cọ xát và phồng chân. Tất được làm từ cotton mang lại cảm giác mềm mại nhưng lại không thấm mồ hôi và giữ ẩm, từ đó làm tăng ma sát hơn giữa chân và giày. Các bạn cần thay thế sang các loại tất từ len, polyester, spandex,…
Trên đây là nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục tình trạng mang giày thể thao bị phồng chân. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn dưới bài viết để antuongthethao.com có thể hỗ trợ và giải đáp kịp thời nhé.