Polyester là một loại sợi vải tổng hợp có nguồn gốc từ những năm 1940. Với nhiều ưu điểm vượt trội, polyester tái chế được sử dụng phổ biến trong may mặc và sản xuất công nghiệp. antuongthethao.com giúp bạn tìm hiểu Polyester tái chế là gì qua bài viết dưới đây nhé!
1. Polyester tái chế là gì?
Polyester là loại vải sợi tổng hợp được hình thành từ etylen thuộc gốc dầu mỏ, cũng có thể xem polyester là một loại nhựa. Quá trình hóa học trùng hợp cho ra các sợi polyester hoàn chỉnh nhất và được dệt thành vải.
Polyester tái chế có tên đầy đủ là Polyetylen Terephthalate (PET), là một loại polime nhân tạo tổng hợp. Chúng ta tạo ra PET bằng cách trộn hỗn hợp ethylene glycol và terephthalic acid lại với nhau. Có tổng cộng 4 dạng sợi cơ bản là sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill và sợi filament.
Polyester tái chế có tên đầy đủ là Polyetylen Terephthalate (PET)
2. Quy trình sản xuất vải Polyester
Tùy thuộc vào dạng sợi mà nhà sản xuất mong muốn, Polyester có thể được sản xuất theo nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là quy trình sản xuất cơ bản nhất của sợi vải Polyester.
2.1. Phản ứng trùng hợp
Ở bước đầu tiên, người ta sẽ trộn hỗn hợp bao gồm 2 chất dimethyl terephthalate với ethylene glycol lại với nhau, có thêm chất xúc tác. Sau đó đun nóng hỗn hợp ở nhiệt độ dao động từ 50-210°C. Hợp chất Monomer được ra đời từ đây.
Kết thúc phản ứng trùng hợp bằng việc cho hợp chất Monomer phản ứng với Axit Terephthalic ở 280°C. Lúc này, sợi vải Polyester dần được hình thành và được đùn qua một khe nhằm tạo thành các dải Polyester.
2.2. Sấy khô
Tiếp theo các dải Polyester sẽ được đem đi sấy khô và làm mát để chất liệu được gòn. Các dải Polyester được cắt thành nhiều mảnh nhỏ và tiếp tục được sấy khô một lần nữa để các mảnh nhỏ đều có chất lượng như nhau.
2.3. Đùn sợi
Các mảnh Polyester sau khi được cắt nhỏ và sấy sẽ được nấu chảy ở nhiệt độ 260-270°C. Hỗn hợp tạo ra có dạng đặc sệt như siro sẽ được đặt trong ổ phun sợi và được tiến hành ép qua những chiếc lỗ nhỏ với đủ các hình dáng khác nhau. Đây được gọi là quá trình đùn sợi.
Kích thước của các sợi vải được xác định bằng mật độ lỗ trong ổ phun. Từng sợi một được tạo thành khi được phun ra từ ổ và xoắn lại với nhau. Ở quá trình này, người ta có thể cho thêm vào một số hóa chất để sợi vải được tạo ra có tính kháng khuẩn, kháng cháy, chống tĩnh điện,…
2.4. Kéo sợi
Sau bước đùn sợi, Polyester được tạo ra rất mềm, có thể kéo giãn ra gấp nhiều lần chiều dài ban đầu. Để độ dày và đường kính sợi vải được nhỏ nhất có thể, người ta sẽ cố kéo dãn sợi Polyester. Bước này quan trọng không kém khi quyết định độ mềm hay cứng của thành phẩm sau cùng.
2.5. Cuốn sợi
Trước khi tiến hành dệt vải, các sợi Polyester sẽ được đem đi cuốn vào một ống lớn.
Polyester có quy trình sản xuất không quá phức tạp
3. Ưu điểm của vải Polyester
3.1. Khả năng chống nước tốt
Nếu các bạn để ý sẽ thấy các vật dụng cần có khả năng chống nước cao như túi ngủ, lều, áo khoác, quần áo thể thao,… đều được làm từ Polyester. Vì vậy có thể nói Polyester có khả năng chống nước cực tốt. Sợi vải hút ẩm kém, dễ dàng được gia công mà không sợ về lâu sẽ phai màu.
Vải sợi Polyester có khả năng chống nước cực tốt
3.2. Khả năng chống nhăn
Vì là loại vải chuyên sản xuất quần, áo thể thao nên Polyester có khả năng chống nhăn tốt. Bạn có thể thoải mái giặt các sản phẩm làm từ Polyester trong máy giặt, sử dụng trong thời gian dài mà không sợ sản phẩm bị nhăn, giãn hay mất đi form dáng ban đầu.
Vải không dễ bị mất đi form dáng ban đầu
3.3. Không hấp thụ chất bẩn và dễ vệ sinh
Quần áo làm Polyester có bề mặt trơn, khả năng hấp thụ kém. Vì vậy vải sợi Polyester có khả năng chống nấm mốc, bụi bẩn cao. Các sản phẩm vì vậy mà dễ dàng vệ sinh hơn.
Các sản phẩm làm từ Polyester rất dễ dàng vệ sinh
3.4. Khả năng nhuộm màu ấn tượng
Polyester được sử dụng nhiều trong ngành may mặc, do đó khả năng nhuộm màu vô cùng quan trọng, quyết định tính thẩm mỹ của sản phẩm. May mắn loại vải này có tính nhuộm màu ấn tượng, dễ nhuộm, các màu sắc khi lên vải đều đúng chuẩn và rõ nét.
Hơn thế nữa, quần áo khi giặt sẽ không bị loang màu thấm vào các loại đồ khác nên bạn không cần phải giặt riêng. Polyester có thể giữ màu trong khoảng thời gian dài.
Màu sắc khi lên vải đúng chuẩn và rõ nét
3.5. Giá thành rẻ
Nhìn chung, Polyester có quy trình sản xuất đơn giản, được làm từ các nguyên liệu dễ tìm, có giá thành thấp. Đây là lý do mà các sản phẩm được sản xuất bằng chất liệu này có giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
Polyester được nhiều người sử dụng vì gái thành rẻ
4. Ứng dụng của Polyester4.1. May mặc
Với nhiều ưu điểm như khả năng nhuộm màu ấn tượng, tính chống nhăn, chống bụi bẩn, độ bền tốt,… vải Polyester rất được tin dùng trong may mặc. Đặc biệt là trang phục thể thao. Polyester thường được kết hợp cùng với cotton để tăng tính năng thấm hút mồ hôi của quần áo.
Bên cạnh việc dùng để may quần áo, chất liệu này được dùng sử dụng rộng rãi để sản xuất các sản phẩm chống nước như dù, áo mưa, vỏ bọc hành lý, tấm bạt, túi đựng tài liệu,…
Bộ Đồ Tập Yoga Nữ Livan LV21212206-DE làm từ 85% Polyester
4.2. Công nghiệp
Nếu bạn để ý sẽ thấy Polyester xuất hiện rất nhiều trong đời sống hằng ngày, trong ngành công nghiệp từ sản xuất vải công nghiệp đến các vật liệu cách điện, làm chăn ga gối,… Đặc tính của sợi vải là khả năng chống bụi bẩn, nấm mốc và không hút ẩm nên các sản phẩm được tạo ra từ Polyester cũng có nhiều ưu điểm vượt trội.
Polyester trong sản xuất chăn ga gối đệm
Bài viết cung cấp tất tần tật những kiến thức về Polyester là gì? Ứng dụng ra sao? Có những ưu điểm nào. Theo dõi các bài viết mới nhất của antuongthethao.com để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!